Các loại động cơ máy chạy bộ điện


Trong các thông tin, quảng cáo về máy chạy bộ điện các bạn thường nghe thấy một số từ chuyên môn như: động cơ điện 1 chiều DC, động cơ điện xoay chiều AC... nói chung khá khó hiểu. Trong nội dung dưới đây Maychaybocu.com và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về Các loại động cơ máy chạy bộ điện nhé.


Động cơ máy chạy bộ điện


Động cơ máy chạy bộ - hay còn gọi là motor được coi là quả tim của máy chạy. Khi bạn cắm điện, motor sẽ quay, kéo băng tải trượt về sau. Người chạy bộ chạy về phía trước với 1 tốc độ tương đương với tốc độ trượt của băng tải.

Độ mạnh - yếu của motor sẽ quyết định việc máy chạy đạt đến tốc độ nào. Với máy chạy bộ gia đình, công suất nhỏ thì tốc độ tối đa thường là 16km/h. Với máy chạy bộ phòng tập thì tốc độ tối đa có thể lên tới 22km/h. Ngoài ra động cơ khỏe thì khả năng chịu tải càng tốt. Nghĩa là máy có thể chịu được sức nặng của người tập càng lớn. Nếu như các máy chạy gia đình chỉ chịu được trọng lượng người tập 70kg hoặc 90kg là tối đa, thì máy chạy bộ phòng gym có thể chịu được trọng lượng người tập lên tới trên 100Kg mà vẫn hoạt động bình thường.

Độ mạnh - yếu của máy chạy bộ được tính bằng HP, HP càng lớn thì máy càng khỏe. Máy chạy bộ gia đình thường có công suất từ 1.5HP - 3HP, máy chạy bộ phòng tập thì công suất thường từ 4HP - 8HP.

Ngoài ra, độ mạnh yếu và bền bỉ của motor còn phụ thuộc vào công nghệ chế tạo:

- Đông cơ DC: Là động cơ điện một chiều, thường được dùng để sản xuất các motor máy chạy bộ gia đình.

- Động cơ AC: Là động cơ điện 2 chiều, thường được dùng để sản xuất các motor máy chạy bộ phòng tập. Cùng HP máy chạy bộ sử dụng động cơ AC khỏe hơn, chạy ổn định và lâu bị nóng hơn. Vì vậy máy chạy bộ sử dụng động cơ AC thường được trang bị cho các phòng tập gym để phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, với tần suất sử dụng gần như liên tục từ sáng sớm đến đêm khuya.
 
Các loại động cơ máy chạy bộ điện

Cách chọn động cơ máy chạy bộ điện phù hợp


Trái với suy nghĩ của nhiều người khi đi mua máy chạy bộ thường quá chú trọng vào một số tính năng không cơ bản như: nghe nhạc, kết nối điện thoại, màn hình hiển thị... Yếu tố làm nên sự Đắt - Rẻ của một chiếc máy chạy bộ phần lớn lại nằm ở động cơ.

Máy chạy có động cơ càng lớn hoặc động cơ AC bao giờ cũng đắt hơn máy chạy có động cơ công suất nhỏ, động cơ DC. Khi bảo hành, bảo trì thì động cơ cũng là phần tốn chi phí nhiều nhất. 

Tất nhiên động cơ công suất lớn thì giá thành cũng cao hơn. Động cơ lớn thì đòi hỏi khung sườn máy cũng lớn hơn, tăng chi phí. Mặt khác công nghệ để sản xuất ra động cơ AC cũng phức tạp và khó hơn, vì thế giá thành của máy chạy AC cũng cao hơn.

Khi có nhu cầu mua máy chạy bộ gia đình các bạn có thể chọn mua máy chạy bộ có điện động cơ DC, công suất 2 - 3HP. Nếu là gia đình đông người thì có thể chọn máy chạy 3HP nhưng sử dụng động cơ AC. Mua máy chạy bộ cho phòng tập thì cần chọn máy 4 - 8HP, động cơ AC.

Trên đây là một số chia sẻ về Các loại động cơ máy chạy bộ điện. Nếu các bạn còn câu hỏi nào liên quan hoặc có nhu cầu:
   
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ và tư vấn tốt nhất !

Bình luận


Các bài đã đăng

Xem thêm

Zalo