Trong nội dung dưới đây Maychaybocu.com sẽ chia sẻ với các bạn 8 lời khuyên giúp tập luyện an toàn với máy chạy bộ nhé.
Chạy bộ ngoài trời hay với máy chạy bộ điện là những phương pháp thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và thể hình. Tuy nhiên cũng như 2 mặt của 1 vấn đề, chạy bộ nói riêng và vận động nói chung cũng có thể mang lại những hậu quả không như ý nếu người tập không cẩn thận. Vì vậy các bạn hãy lưu ý khi chạy bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh nhé.
#1. Luôn tập trung
Khi chạy bộ với máy bạn đừng nghĩ là sẽ không đụng phải ai, không lo dẫm vỏ chuối, vỏ cam, vỏ bưởi... trên đường thì sẽ an toàn tuyệt đối. Thức tế tai nạn nhiều khi không bắt đầu từ các sự cố mà bắt đầu từ chính sự chủ quan, mất cảnh giác của chúng ta.
Vừa chạy vừa xem ti vi có thể khiến bạn mất tập trung, nhất là khi đến các đoạn gay cấn, bạn quá tập trung vào màn hình thay vì chạy bộ. Một số người tập ở phòng gym thì mải đánh mắt qua chỗ các bạn nữ xinh đẹp trong bộ đồ bó sát, vậy là...!
#2. Kiểm tra khóa từ
Trên các
máy chạy bộ điện đơn năng hay đa năng đều được trang bị khóa an toàn (khóa từ) tự động dừng máy khi người tập chẳng may gặp sự cố. Bạn hãy thử xem chức năng này có hoạt động ổn định bằng cách bật máy rồi kéo khóa từ ra xem máy có dừng không. Và nếu bạn chưa thực sự quen với máy, hoặc không tự tin ở sự tập trung của mình thì nên đeo khóa an toàn để phòng trường hợp bất trắc.
#3. Hạn chế chạy bộ một mình
Một số tai nạn với máy chạy đôi khi khá trầm trọng. Một số người có tình trạng bệnh lý trong người, khi hoạt động quá sức có thể khiến tình trạng tái phát hoặc trở nặng. Vì thế, hãy tập luyện khi có người ở xung quanh để nếu cần có thể hỗ trợ bạn kịp thời.
Nếu nhà ít người và thường xuyên đi vắng hãy đảo bảo điện thoại của bạn luôn ở trong tầm với!
#4. Đừng chạy quá tốc độ cơ thể có thể chịu đựng
Với kinh nghiệm nhiều năm
mua bán máy chạy bộ,
sửa máy chạy bộ cho phòng tập gym... Maychaybocu đã nhiều lần thấy một số bạn leo lên máy, chọn tốc độ tối đa, sau đó cắm đầu cắm cổ chạy như ma đuổi.
Thực ra, trừ khi là các vận động viên chuyên nghiệp tập luyện để đi thi đấu (khi chạy ở tốc độ cao cũng chỉ trong khoảng 1/3 thời gian buổi tập) còn lại các bạn không nên tập luyện quá sức. Thứ nhất là rất nguy hiểm khi chạy bộ trên máy với tốc độ quá cao, sau nữa là cũng chưa hẳn đã hiệu quả.
#5. Trông chừng trẻ nhỏ
Trẻ con vốn hiếu động. Khi bạn chạy nên trông chừng không nên để trẻ ở xung quanh. Trẻ có thể ném đồ chơi lên thảm chạy khiến bạn giẫm phải và trượt té. Trẻ thậm chí có thể nhảy lên máy chạy từ phía sau mà bạn hoàn toàn không hay biết.
#6. Luôn chạy đúng chỗ
Một số người luôn có thói quen chạy quá gần với đầu máy. Ở vị trí này khá chật chội vì còn có 2 tay máy kéo dài ra sau khiến bạn bị vướng víu, không thể chạy bộ một cách tự nhiên.
Một số người lại chạy tụt về phía đuôi máy. Ở vị trí này bạn chỉ hụt một chút là 1 chân dưới đất, 1 chân trên máy. Mặt khác không thể thao tác được các nút điều khiển.
Bạn nên chạy ở vị trí giữa máy, hơi lui về sau một chút. Ở vị trí này bạn có thể sải chân được dài hơn, chạy bộ một cách thoải mái và tự nhiên, đồng thời có thể thao tác được các phím trên mặt máy và tay máy.
#7. Tắt hoặc ngừng máy khi cần bước xống
Trên máy có các nút tắt khi bạn muốn ngừng hẳn việc tập luyện, và nút tạm ngừng khi muốn bạn muốn tạm dừng nhưng vẫn ghi nhớ bài tập để có thể tiếp tục sau đó. Hãy sử dụng những chức năng này và chỉ bước xuống khi máy đã dừng hẳn.
#8. Làm quen với máy
Nếu bạn mới bắt đầu chạy bộ với máy hãy bắt đầu với việc làm quen: Làm quen với các chức năng, cách sử dụng. Tiếp đó hãy đi bộ với tốc độ 4 - 6km. Sau đó tăng dần tốc độ, kết hợp với sử dụng độ dốc khi đã quen hơn.
Với một buổi chạy bộ bạn cũng cần phải khởi động trước, sau đó chạy chậm trong 1/3 thời gian, tăng tốc trong 1/3 thời gian tiếp theo, sau đó giảm dần trong 1/3 thời gian cuối buổi tập để cơ thể có thể quen, trước khi dừng hẳn.
Trên đây là một số lưu ý giúp các bạn
Chạy bộ an toàn với máy. Nếu các bạn có nhu cầu:
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ và tư vấn cụ thể !