Những sai lầm khi chạy bộ với máy tại nhà


Chạy bộ là môn thể dục đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao về thể lực, sự linh hoạt và vẻ đẹp ngoại hình. Tuy nhiên chạy bộ cũng không đơn giản là sải bước và tiến về phía trước. Tập luyện với máy chạy bộ tại nhà càng không đơn giản. Trong bài viết này Maychaybocu.com sẽ chia sẻ với các bạn Những sai lầm khi chạy bộ với máy tại nhà mà không phải ai cũng nhận ra nhé.
 
Những sai lầm khi chạy bộ với máy tại nhà

#1: Không có một kế hoạch cụ thể


Khi bắt đầu việc tập luyện, đa số chúng ta thường nghĩ về những triển vọng trong giảm cân, làm đẹp thể hình... Trong thời gian đầu chúng ta rất "nhiệt tình" tập luyện, chạy bộ mỗi ngày và mỗi ngày đều bước lên cân để kiểm tra vài lần. Nhưng sau một thời gian tập luyện mà tình hình không tiến triển bắt đầu sinh chán nản, bỏ tập.

Trên thực tế chạy bộ để khỏe - đẹp cần phải kiên trì trong một thời gian dài và không phải ngày này cũng chạy là tốt. Theo các chuyên gia về môn thể thao này thì: Bạn có thể đạt hiệu quả chỉ với 3 buổi tập mỗi tuần nhưng phải nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Mặt khác cơ thể mỗi người đều có giới hạn chịu đựng khác nhau, nên cần có chế độ tập luyện phù hợp, kết hợp các hình thức chạy chậm, chạy nước rút, chạy ngắn, chạy dài...

Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia có kiến thức về chạy bộ. Trên các máy chạy bộ hiện đại đều có các bài tập lập trình sẵn, kết hợp các kiểu chạy bộ khác nhau thông qua sự thay đổi về tốc độ, độ dốc, thời gian để bạn có thể tùy chọn.


#2. Bỏ qua bước khởi động


Một sai lầm khá thường gặp ở nhiều người chơi thể thao là không khởi động. Ở nhiều người chạy bộ, họ quá hấp tấp và bắt đầu việc tập luyện thiếu bền vững với chạy bộ nhanh, để cho thể lực bị xói mòn và sau đó chỉ có thể đi bộ mà thôi.

Theo các chuyên gia: Bạn nên dành ra 10 phút để khởi động trước khi tập luyện bất kì môn thể thao nào. Với chạy bộ, sau khi bạn khởi động nên chạy chậm trong khoảng 1/3 thời gian, tiếp đó tăng tốc trong 1/3 thời gian tiếp theo, ở 1/3 thời gian cuối cùng thì giảm dần tốc độ. Đây là cách chạy không chỉ đốt mỡ thừa, làm săn chắc cở thể hiệu quả mà còn an toàn cho cơ thể bạn.


#3. Bỏ qua độ nghiêng máy chạy bộ


Chạy bộ ngoài trời khác với chạy bộ tại nhà với máy. Chạy bộ ngoài trời thì các yếu tố lực cản của gió, độ dốc của địa hình cũng khiến cho bài tập khó hơn. Vì vậy nếu tập chạy bộ với máy một là bạn phải nâng thêm 30% thời gian để "bù" lại các yếu tố cản trở và đạt hiệu quả tương đương với chạy bộ ngoài trời. Hai là các bạn sử dụng độ dốc, chỉ cần nâng độ dốc lên 1 - 2% là các bạn đã bù được yếu tố thời tiết bên ngoài, giảm thời gian tập luyện.


#4. Sai tư thế trên máy chạy bộ


Một số người do sử dụng máy chạy bộ điện chưa quen nên thường có cảm giác "bó" chân. Mặt khác chưa quen chạy với máy nên thường phải bám tay vào càng máy, không thể đánh tay khiến cho giảm hiệu quả tập luyện và tư thế chạy bộ không tự nhiên.

Theo các chuyên gia: 1 - 2 tuần đầu chưa quen bạn nên bám tay vào tay máy chạy. Cảm giác bó chân là do khi chạy bộ ngoài trời tốc độ là do bạn lựa chọn, còn khi chạy với máy thì máy luôn chuyển động theo tốc độ cố định và tốc độ của bạn cũng phải đều theo tốc độ chuyển động của băng tải. Cảm giác này sẽ hết sau một thời gian làm quen với máy. Và sau 1 thời gian bạn cũng nên bỏ tay ra, đánh tay theo nhịp chạy để tư thế chạy bộ được tự nhiên và việc tập luyện đạt kết quả cao nhất.


#5: Nghĩ quá nhiều về mỗi bước chạy bộ


Trong khi chạy bộ cơ thể chúng ta sẽ tự điều chỉnh chân theo bước chạy. Vì thế bạn không cần phải quá tập trung hay nhìn chằm chằm xuống chân của mình. Điều này khiến cho trọng lượng cơ thể dồn về trước, không tốt cho đầu gối.

Bạn cứ nhìn thẳng, sải bước đều, đánh tay nhịp nhàng, lúc đầu tập ở chể độ đi bộ, đi bộ nhanh cho quen, sau một thời gian thì tăng tốc dần. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên vì thấy cơ thể và đôi chân của bạn có thể thích nghi với hoạt động của máy chạy một cách đáng kinh ngạc!


#6. Luôn chạy quá sát bảng điều khiển


Lúc bạn đầu chúng ta thường đừng gần bảng điều khiển để khởi động máy, và khi chạy cũng thường có xu hướng ở gần bảng điều khiển. Nhưng ở vị trí quá gần thì chúng ta sẽ không thể đánh tay được do vướng tay máy, chân cũng không thể sải bước dài do vướng đầu máy. Vì vậy bạn hãy đứng ra giữa hoặc hơi lui xuống một chút. Ở tư thế này chúng ta có thể đánh tay và sải chân thoải mái hơn rất nhiều.


# 7: Kiểm soát quá mức hơi thở của bạn


Nhiều người sau khi được nghe về tầm quan trọng của hít thở khi tập thể dục thể thao và áp dụng nó vào quá trình tập luyện một cách khắt khe khiến cho quá trình chạy bộ mất tự nhiên. Thực tế là bạn chỉ cần chú ý để hơi thở nhịp nhàng, hít vào bằng mũi và thở ra đằng miệng. Cơ thể bạn cũng có những sự điều chỉnh cần thiết để thích nghi. Vì thể đừng để bản thân bị "co cứng" với những ý nghĩ quá nặng nề về việc hít thở nhé.


* Tác hại khi tập luyện máy chạy bộ sai cách


Chạy bộ với máy sai cách tất nhiên là có những hậu quả không mong muốn. Đầu tiên là hiệu quả không như ý: Bạn có thể bỏ tiền mua máy chạy bộ, bỏ công sức và thời gian để luyện tập nhưng cân nặng không giảm, mỡ thừa vẫn cứng đầu không chịu biến mất, chân tay không thon gọn, body không đẹp như mong muốn.

Cơ thể bạn thay vì khỏe còn trở nên mệt mỏi khiến cho bạn chán nản. Không những không phòng được bệnh lại còn khiến cho bạn dính chấn thương. Nhưng tai nạn như: Bong gân, trật khớp, đau cơ... thậm chí là gãy xương có thể xảy ra khi bạn bước hụt, vấp ngã trong khi tập luyện thể dục thể thao.

Máy chạy bộ cũng như những dụng cụ hỗ trợ tập luyện thể dục thể thao tại nhà khác, mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng lợi ích cụ thể với mỗi người lại khác nhau do yếu tố cơ địa, quyết tâm tập luyện, có kế hoạch và phương pháp phù hợp. Không khó hiểu khi cùng một cỗ máy những người bảo đẹm lại lợi ích, người lại cho rằng: Chỉ tổ phí tiền. Vì thế bạn hãy là người tập luyện thông minh, có trách nhiệm để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Trên đây là Những sai lầm khi chạy bộ với máy tại nhà. Nếu các bạn còn câu hỏi nào liên quan hoặc có nhu cầu:
 
 
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ và tư vấn tốt nhất !

Bình luận


Các bài đã đăng

Xem thêm

Zalo