Hướng dẫn tự bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà


Tập luyện thể dục thể thao tại nhà với máy chạy bộ là thói quen của nhiều người. Nhưng để máy chạy hoạt động ổn định, bền bỉ và lâu dài thì đòi hỏi người dùng phải biết sử dụng và bảo quản đúng cách. Trong bài viết này Maychaybocu.com sẽ chia sẻ với các bạn một số Hướng dẫn tự bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà nhé!

Máy chạy bộ có nhiều loại, bao gồm: Máy chạy bộ cơ, máy chạy bộ điện, máy chạy bộ đơn năng, máy chạy bộ đa năng, máy chạy bộ gia đình, máy chạy bộ chuyên dụng cho phòng tập. Máy chạy bộ cơ có cấu tạo đơn giản, cơ bản chỉ cần lau chùi sạch sẽ, bôi dầu băng tải định kì, gấp gọn như không sư dụng. Nhưng máy chạy bộ điện có cấu tạo phức tạp hơn vì còn có các chi tiết điện; Máy chạy đa năng còn được trang bị thêm đầu rung massage. Một số hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các dễ dàng tự bảo quản máy chạy bộ điện đúng cách.
 
Hướng dẫn tự bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà

Tránh nước, mồ hôi


- Một số người đặt máy chạy bộ ở trên tầng thượng, gần với nơi giặt giũ và phơi đồ. Nói chung đặt máy ở những nơi gần với nguồn nước không phải ý tưởng tốt vì ẩm thấp có thể ảnh hưởng tới bàn chạy bằng gỗ, làm các chi tiết điện bị chập cháy. Một số máy chạy bộ bị hở điện, dòng điện truyền qua vỏ máy, có thể tiếp xúc với nước gây nguy hiểm cho người dùng.

- Một số người đặt máy ở gần cửa sổ để có gió và có thể tận hưởng không khí ngoài trời khi chạy bộ. Điều này là tốt nhưng các bạn cần lưu ý đóng cửa khi trời mưa, tránh để nước mưa hắt vào máy chạy bộ. Trong nước mưa có thể có axit, ảnh hưởng đến các chi tiết và tuổi thọ của máy chạy.

- Khi chạy bộ, nhất là ở cường độ cao các bạn cần sử dụng khăn mặt để lau mồ hôi, tránh để mồ hôi rơi xuống máy. Mồ hôi có chứa muối, khi rơi xuống máy sẽ ảnh hưởng tới các linh kiện. Nhất là sau một thời gian nước bay hơi, muối đọng lại, ngày này qua ngày khác có thể khiến các chi tiết bằng sắt, thép bị gỉ, giảm tuổi thọ.

- Ở miền Bắc vào mùa đông thường có mưa phù, độ ẩm trong không khí rất cao. Thời tiết lạnh cũng khiến cho nhiều người lười thể dục, không dùng đến máy. Bản thân một thiết bị điện để lâu không dùng sẽ rất dễ hỏng còn chưa nói tới độ ẩm cao. Vì thế các bạn nên sử dụng máy thường xuyên, hoặc nếu không dùng thì có thể bật máy để chạy không tải trong 15 phút.


Tránh nguồn nhiệt


- Không nên để máy ở phòng bếp, nơi có nhiệt độ cao và có nhiều hơi dầu, hơi mắm. Các bạn cũng không nên đặt máy ở các vị trí có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến băng tải bằng cao su, khiến bàn chạy bằng gỗ bị cong vênh, và khiến cho motor vốn bị nóng khi hoạt động càng nóng hơn.

- Ánh năng trực tiếp khi chiếu vào các chi tiết nhựa như bảng đồng hồ, tay máy, ốp hông cũng khiến cho các bộ phần này bị giòn và trở nên dễ vỡ, gây nguy hiểm cho người dùng.


Sử dụng đúng công suất


- Mỗi máy chạy bộ đều giới hạn trọng lượng  người sử dụng tối đa. Ví dụ máy chạy có công suất 1.5HP có motor nhỏ, khung sườn yếu chỉ chịu được trọng lượng người chạy tối đa khoảng 70kg, các máy chạy có công suất 2HP chỉ chịu được trọng lượng người chạy tối đa lên tới 90kg. Người có trọng lượng cơ thể trên 100 kg nên sử dụng máy chạy bộ chuyên dụng cho phòng gym. Trọng lượng người chạy quá lớn có thể khiến sập bàn chạy hoặc motor không thể kéo được, bì ì, nóng và cháy.

- Với máy chạy bộ gia đình sử dụng trong các hộ đông người thì cũng nên để máy hoạt động tối đa 2 tiếng, sau đó nghỉ khoảng 15 rồi mới nên tiếp tục vận hành. Không nên để máy hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ theo kiểu máy chạy công suất lớn, sử dụng động cơ AC trong phòng tập.


Giữ vệ sinh máy


- Thường xuyên lau chùi máy chạy bộ bằng khăn ẩm, bởi vì bụi bẩn bám vào sẽ làm tăng lực ma sát giữa băng tải và bàn chạy khiến thảm chạy bị nóng, motor rất khó khăn trong việc kéo băng tải, người chạy. Bụi bẩn cũng có thể bít kín các lỗ thông nhiệt ở đầu máy khiến cho nhiệt lượng không thể thoát ra ngoài, motor máy chạy trở nên nóng bỏng. 

- Khi vệ sinh máy chạy bộ điện đơn năng hoặc đa năng các bạn nên tắt nguồn hoặc rút hẳn phích cắm điện để đảm bảo an toàn.


Một số lưu ý khác


- Máy chạy bộ gia đình nên được tra dầu silicone định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần, máy chạy bộ phòng tập thì tùy theo mức độ sử dụng 1 - 2 tháng một lần.

- Cân chỉnh lại băng tải khi thấy băng bị lệch về một bên hoặc có cảm giác hẫng, giật trong khi sử dụng.

- Rút dây hoặc tắt nguồn điện sau khi đã kết thúc bài tập.

- Trên đây là một số Hướng dẫn tự bảo dưỡng máy chạy bộ tại nhà

Bình luận


Các bài đã đăng

Xem thêm

Zalo